Tập thể lớp 8C
Chào mừng bạn đến với 8C-THCS Bình Minh. Hãy đến với Facabook của lớp tại điện chỉ tên nhóm là Family8c-Binh Minh. Hãy đăng kí để thành một gia đình với Family nào!!!!♥️♥️♥️♥️♥️

Join the forum, it's quick and easy

Tập thể lớp 8C
Chào mừng bạn đến với 8C-THCS Bình Minh. Hãy đến với Facabook của lớp tại điện chỉ tên nhóm là Family8c-Binh Minh. Hãy đăng kí để thành một gia đình với Family nào!!!!♥️♥️♥️♥️♥️
Tập thể lớp 8C
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tập thể lớp 8C
Đăng Nhập

Quên mật khẩu




You are not connected. Please login or register

Ủg hộ TheBlues

3 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Ủg hộ TheBlues Empty Ủg hộ TheBlues Thu May 31, 2012 8:02 pm

Admin

Admin
Lớp trưởng
Lớp trưởng

Ai cổ vũ thì nhào dzô đây >>>>>>>>>>>>>>>> [You must be registered and logged in to see this link.]
Cool Cool Cool



Được sửa bởi Admin ngày Tue Jul 17, 2012 8:37 pm; sửa lần 1.

https://diendan8c.forumvi.com

2Ủg hộ TheBlues Empty http://arsenal.com.vn/ Fri Jun 01, 2012 8:23 am

chuyendanhga1999

chuyendanhga1999
Đang hoà nhập lớp
Đang hoà nhập lớp

cai chelsea cui` xem lam j xem phao thu hon nhi? cac bac tren forumvi Basketball Basketball Basketball Basketball

3Ủg hộ TheBlues Empty TRA LOI Fri Jun 01, 2012 4:19 pm

Admin

Admin
Lớp trưởng
Lớp trưởng

chuyendanhga1999 đã viết:cai chelsea cui` xem lam j xem phao thu hon nhi? cac bac tren forumvi Basketball Basketball Basketball Basketball
cc!!! chelsea vo doi nha

https://diendan8c.forumvi.com

4Ủg hộ TheBlues Empty Re: Ủg hộ TheBlues Thu Jun 21, 2012 4:17 pm

hoangtumeo1999


Bạn mới của lớp
Bạn mới của lớp

pháo thủ lởm. the blue NO.1 cheers

5Ủg hộ TheBlues Empty The Blue Fri Jun 22, 2012 9:31 am

Admin

Admin
Lớp trưởng
Lớp trưởng

What a Face What a Face What a Face What a Face
Ngày 29 tháng 5 năm 1905, Chelsea đã được Liên đoàn bóng đá Anh lựa chọn tham dự giải hạng Nhì. Ngay từ những ngày đầu thành lập, Chelsea đã chọn cho mình một lối chơi bóng đẹp mắt, phóng khoáng, với lối chơi này họ đã có những kết quả ban đầu khá tốt đẹp. Mùa giải đầu tiên, Chelsea xếp thứ 3 chung cuộc với 22 trận thắng, 9 trận hòa và chỉ thua 7 trận, thậm chí còn ghi được tới 90 bàn và chỉ để lọt lưới 37 bàn.
Mùa giải sau đó, Chelsea còn thi đấu thuyết phục hơn khi họ xếp thứ 2 và thắng tới 26 trận và hòa 5 trận. Với kết quả này Chelsea đã chính thức được lên hạng Nhất - giải đấu cao nhất nước Anh khi đó.
[sửa]Những năm tháng long đong
Sau khi lên hạng Nhất, Chelsea không tạo được nhiều ấn tượng và đã phải rời giải đấu này vào năm 1910, sau 3 mùa giải khó khăn. Tuy nhiên khi trở lại hạng Nhì, Chelsea nhanh chóng vượt trội và họ lại trở lại hạng Nhất 2 mùa giải sau đó.
Bắt đầu từ đó Chelsea đã có chuỗi thời gian dài thi đấu ở giải hạng Nhất, tuy nhiên vị trí quen thuộc của họ là nửa dưới bảng xếp hạng. Như một hệ quả tất yếu, Chelsea phải trở lại hạng Nhì vào cuối mùa giải 1924. Lần trở lại này không còn dễ dàng như trước nữa, và Chelsea đã phải mất 6 mùa giải để trở lại giải đấu cao nhất.
Đây là thời kỳ Chelsea đã thi đấu ổn định hơn, tuy nhiên vị trí quen thuộc của họ cũng chỉ là ở giữa bảng xếp hạng. Năm 1940, giải đấu phải gián đoạn vì Thế chiến thứ hai nổ ra.
Năm 1947, giải đấu tiếp tục sau 7 năm gián đoạn, Chelsea tiếp tục thi đấu không thành công, và luôn ở vị trí nguy hiểm trong bảng xếp hạng. Năm 1952, Ted Drake đã đến nhằm vực dậy đội bóng giàu tham vọng nhưng thiếu ý chí Chelsea.
[sửa]Thành công bắt đầu đến
Khi Ted Drake đến với Chelsea, đội bóng này chỉ còn là đống đổ nát, 3 năm liền họ chỉ đứng trên bờ vực xuống hạng. Tuy nhiên ông không mất nhiều thời gian để xây dựng lại đội bóng. Mùa giải đầu tiên của Ted Drake, ông đã đưa Chelsea đến vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng chung cuộc.
Một năm sau, mùa bóng 1954-1955, Ted Drake đã đi vào lịch sử của Chelsea khi lần đầu tiên đưa đội bóng đến danh hiệu cao quý nhất nước Anh, đó là giành danh hiệu vô địch giải hạng Nhất của Anh (nay là giải Ngoại hạng). Đây là danh hiệu lớn đầu tiên của Chelsea sau rất nhiều năm tháng thăng trầm, mở ra một thời kỳ mới cho Chelsea.
Chelsea tiếp tục dành thêm danh hiệu nữa trong năm đó khi đánh bại Câu lạc bộ bóng đá Newcastle United với tỷ số đẹp 3-0 tại trận tranh Cúp Community Shield.
Năm 1965, Chelsea dành chiếc Cúp Liên đoàn khi đánh bại Leicester City với tổng tỷ số 3-2 sau 2 lượt trận.
Năm 1970, Chelsea sưu tập đủ bộ cúp nội địa khi đánh bại Leeds United 2-1 trong trận chung kết cúp FA.
Một năm sau, mùa giải 1970-1971 Chelsea chơi rất thành công tại Cúp C2 và giành danh hiệu vô địch sau khi đánh bại những chú "kền kền trắng" Real Madrid tại trận chung kết, đây là chiếc Cúp châu Âu đầu tiên của Chelsea, nhưng danh hiệu vô địch này cũng chấm dứt những năm tháng thành công của Chelsea, đội bóng này rơi vào giai đoạn khủng hoảng.
[sửa]Suy thoái
Từ năm 1975 đến năm 1990, Chelsea chơi cực kỳ thất thường và đã có tới 3 lần lên hạng rồi lại xuống hạng.
Mùa giải 1989-1990 Chelsea lại trở lại hạng Nhất, đây là lần cuối cùng Chelsea phải từ hạng Nhì lên hạng Nhất đồng kết thúc thời kỳ suy thoái và bắt đầu xây dựng một kỷ nguyên mới.
[sửa]Thời kỳ Giải bóng đá ngoại hạng Anh
Năm 1993, khi giải vô địch bóng đá Anh đổi tên thành Premier League (Giải ngoại hạng), Chelsea bắt đầu có những thay đổi về chính sách của mình. HLV của Chelsea là Glenn Hoddle, một HLV trẻ tuổi và giàu tham vọng, đã có những chính sách mới mẻ nhằm xây dựng đội bóng đi lên từng bước. Ông nổi tiếng với việc biến Chelsea thành đội bóng "đa quốc gia" với việc mang về hàng loạt các cầu thủ quốc tế như Ruud Gullit, Frank Sinclair, Frank Leboeuf, Mark Hughes,... và chính sách này đã mang lại những thành công nhất định. Năm 1994, ông đã đưa Chelsea vào tới trận chung kết cúp FA, tuy nhiên đội bóng của ông đã chấp nhận chịu thua trước Manchester United. Dù vậy Chelsea vẫn được dự Cúp C2 vì MU năm đó đoạt cú đúp. Tại Cúp C2, Chelsea thi đấu khá thành công, họ vào đến trận bán kết và chỉ chịu thua trước Real Zaragoza bằng 1 bàn duy nhất.
Mùa hè năm 1995, Chelsea lôi kéo được ngôi sao người Hà Lan Ruud Gullit bằng một bản hợp đồng tự do từ U.C. Sampdoria, và tay săn bàn chủ chốt của Manchester United là Mark Hughes với giá 1,5 triệu bảng Anh. Mùa bóng này, Chelsea xếp thứ 11 tại bảng xếp hạng, còn Glenn Hoddle thì trở thành HLV Quốc gia trẻ tuổi nhất trong lịch sử bóng đá Anh. Người lên chèo lái đội bóng chính là Ruud Gullit, anh trở thành một cầu thủ kiêm HLV.


Lampard Chelsea 2006
Và cựu cầu thủ của Serie A này quyết tâm theo đuổi chính sách "Ý hóa" bằng việc đem về hàng loạt các ngôi sao đã và đang chơi bóng ở Serie A như Gianluca Vialli, Roberto Di Matteo, Gianfranco Zola, Marcel Desailly, Pierluigi Casiraghi... Mặc dù vậy lối đá của Chelsea lại hoàn toàn không chịu nhiều ảnh hưởng của Serie A khi họ chơi một thứ bóng đá tấn công hấp dẫn, quyến rũ tạo ra một thứ bóng đá trái ngược với bóng đá Anh truyền thống đơn điệu và tẻ nhạt, đó là thứ bóng đá mà Gullit đặt tên là "Bóng đá quyến rũ" (sexy football), tuy nhiên thời kỳ này Chelsea lại cực kỳ thất thường và thiếu ổn định. Đó cũng chính là lý do khiến Ruud Gullit buộc phải ra đi, mặc dù vậy ông cũng kịp giúp Chelsea giành danh hiệu cúp FA sau 26 năm khát danh hiệu, sau khi hạ Middlesbrough F.C. tại trận chung kết đồng thời đưa Chelsea vào nhóm 6 đội dẫn đầu của BXH.
Tháng 2 năm 1998, Gianluca Vialli được ban lãnh đạo tin tưởng và trao cho anh chức HLV trưởng, anh cũng trở thành một cầu thủ kiêm HLV, và vị HLV trẻ tuổi người Ý này tỏ ra rất có duyên với các Cúp, chỉ ngay trong năm đó, Vialli trở thành một trong những HLV thành công nhất trong lịch sử Chelsea khi giúp CLB của mình dành liên tiếp các danh hiệu lớn: vô địch Cúp Liên đoàn bóng đá Anh, Cúp C2 và Siêu cúp bóng đá châu Âu, trong đó đặc biệt kể đến chiếc Cúp C2 giúp Chelsea trở thành CLB Anh duy nhất giành Cúp này 2 lần, còn chiếc Siêu cúp châu Âu cũng là một điều tuyệt vời sau khi các cầu thủ hạ nhà ĐKVĐ UEFA Champions League Real Madrid. Đồng thời ông còn đưa đội bóng vào Top 4 hai năm liên tiếp, những kết quả đủ giúp Chelsea lần đầu tiên có mặt tại đấu trường danh giá Champions League.
Năm 2000, Gianluca Vialli tiếp tục giúp Chelsea chơi thành công tại các Cúp khi giúp Chelsea giành cup FA sau trận thắng Newcastle United và giành tiếp Cúp Community Shield. Tuy nhiên, BHL đội bóng nhận thấy Gianluca Vialli không thích hợp với kế hoạch của mình nữa và họ đã mời về một trong những HLV có kinh nghiệm nhất châu Âu đến đó là Claudio Ranieri.
Thay vì chính sách mua các ngôi sao đã thành danh như trước, ông bắt đầu xây dựng lại Chelsea trở thành một đội bóng trẻ trung có tinh thần chiến đấu cao mà thủ lĩnh là một người gốc Chelsea - John Terry, có thể nói trước khi Roman Abramovich đến thì Ranieri cũng đã kịp xây dựng cho mình một bộ khung rất mạnh gồm có: Carlo Cudicini, Celestine Babayaro, John Terry, Marcel Desailly, William Gallas, Mario Melchiot, Gronkiaer, Frank Lampard, Eidur Gudjohnsen, Jimmy Floyd Hasselbaink, ngoài ra phải kể đến các cầu thủ trẻ tiềm năng như: Robert Huth, Carlton Cole, Rubén Olivera...
Chelsea dưới thời Ranieri chơi khá ổn định và thành công, đội bóng dần có những bước tiến đáng kể. Năm 2002, Chelsea lại vào chung kết cúp FA, tuy nhiên lần này đội bóng đã chịu thất thủ trước người hàng xóm Arsenal F.C.
Mùa giải 2002/2003, Chelsea có suất dự UEFA Champions League sau khi hạ đối thủ cạnh tranh trực tiếp Liverpool F.C. 2-1 ở vòng đấu cuối cùng. Kết quả này không chỉ giúp Chelsea giành vé dự Champions League sau 4 năm vắng bóng mà còn giúp Chelsea trở nên cực kỳ hấp dẫn trước con mắt các nhà đầu tư, trong số đó có Abramovich.
[sửa]Đế chế Abramovich


Roman Abramovich
Mùa hè năm 2003, một trong những sự kiện lớn nhất trong lịch sử Chelsea, đó là việc tỷ phú người Nga Roman Abramovich đã mua CLB này. Chelsea từ chỗ đang còn nợ chồng chất, nay đã có vị cứu tinh, không những thế Chelsea nay đã có thể ngồi ngắm chân cẳng các cầu thủ ưa thích rồi phán: mua mà không phải nghĩ ngại nhiều lắm đến vấn đề tiền nong. Ngay trong mùa hè này, hàng loạt các ngôi sao đang nổi đã cập bến Chelsea: Adrian Mutu, Hernán Crespo, Juan Sebastián Verón, Damien Duff, Claude Makélélé, Wayne Bridge, Glen Johnson, Joe Cole. Với sự bổ sung kịp thời cả về lượng và chất, Chelsea chơi khá thành công mùa giải đó, xếp thứ 2 tại giải Ngoại hạng, vào tới bán kết UEFA Champions League. Nhưng như vậy là chưa đủ với những kỳ vọng mà ông chủ mới mong muốn, và Ranieri đã buộc phải thanh lý hợp đồng của mình. Mặc dù vậy, không thể phủ nhận Ranieri chính là người có công lớn nhất cho việc xây dựng một bộ khung mạnh cho Chelsea.
Người mà ban điều hành của Chelsea ngắm tới là một HLV trẻ tuổi, người đang dẫn dắt F.C. Porto đi từ hết câu chuyện huyền thoại này đến câu chuyện huyền thoại khác. Và mặc dù phía Porto phản đối dữ dội nhưng José Mourinho vẫn đến với Chelsea, mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ Chelsea-Mourinho.
[sửa]Chelsea-Mourinho (2004-2007)
Xem thêm: José Mourinho
Khi Mourinho đến với Chelsea thì đội bóng này đã có bộ khung rất mạnh và ông chỉ cần bổ sung thêm 2 học trò cũ tại Porto là Ricardo Carvalho và Paulo Ferreira với một tiền đạo là Didier Drogba; ông cũng bắt đầu thanh lý sớm một số hợp đồng: Jimmy Floyd Hasselbaink, Gronkiaer; đẩy đi một số cầu thủ không còn phù hợp: Juan Sebastián Verón, Hernán Crespo; chấm dứt hợp đồng với đứa con hư Adrian Mutu.


José Mourinho
Và Chelsea bắt đầu khác, họ mạnh mẽ hơn, khát khao hơn nhưng cũng chắc chắn và ổn định hơn, Chelsea đã giành danh hiệu vô địch Premier League sau 50 năm chờ đợi một cách hoàn thuyết phục, trước đó họ đã giành Cúp Liên đoàn bóng đá Anh và vào đến bán kết Champions League, không những thế Chelsea còn xô đổ hàng loạt các kỷ lục mà tưởng chừng là không thể làm được.
Ba kỷ lục bị phá là: Kỷ lục về số trận thắng (29 trận), Kỷ lục về điểm số (95 điểm) và Kỷ lục để thủng lưới ít nhất (15 bàn). Với 29 trận thắng trong mùa giải này, Chelsea đã phá kỷ lục 28 trận thắng trước đó của Manchester United. Niềm tự hào của Arsenal với chỉ 17 bàn thua trong mùa giải 1998/1999 cũng đã bị The Blues vượt qua. Đặc biệt, kỷ lục về điểm số mà Manchester United lập được với 92 điểm sau 42 trận ở mùa giải 1993-94 cũng bị các cầu thủ Chelsea phá vỡ chỉ với 38 trận trong mùa giải này.
Năm 2005, Chelsea kỷ niệm 100 năm thành lập bằng một năm cực kỳ ý nghĩa, họ có chức vô địch thứ hai trong lịch sử, và tiếp tục thi đấu rất ấn tượng, xô đổ các kỷ lục khác, tràn trề cơ hội bảo vệ chức vô địch Premier League.
Năm 2006, Chelsea lần thứ 2 liên tiếp vô địch Anh bằng trận thắng đối thủ trực tiếp Manchester United 3-0 ngay trên sân Stamford Bridge.
Tháng 2 năm 2007, Chelsea cùng Mourinho giành thêm một chiếc cúp Liên đoàn (League Cup) nữa sau khi đánh bại đối thủ cùng thành phố Arsenal 2-1 trong trận chung kết bằng hai bàn thắng của tiền đạo Didier Drogba. Tuy nhiên, sau đó Chelsea mất chức vô địch Premier League về tay Manchester United và dừng bước ở bán kết Champion League trước Liverpool. Cuối mùa giải 2006/2007 Chelsea giành được chiếc cúp FA thứ 4 trong lịch sử sau khi đánh bại Manchester United trong trận chung kết dài 120 phút bằng bàn thắng duy nhất của Didier Drogba... Nhưng sau này, do phong độ sa sút của đội trong mùa bóng mới và bất hòa với ban lãnh đạo nên ngày 18 tháng 9 năm 2007, Mourinho đã từ chức.
[sửa]Avram Grant (2007-2008)
Avram Grant bắt đầu huấn luyện cho Chelsea từ mùa giải 2007-2008, thay cho Jose Mourinho. Ông cũng đã có những thành công nhất định như đưa Chelsea vào trận chung kết Champion League, giành vị trí thứ 2 tại Giải bóng đá ngoại hạng Anh - sau Manchester United, đưa Chelsea vào chung kết Cúp Liên đoàn bóng đá Anh trước Tottenham Hotspur nhưng lại chịu thất bại 1-2 bởi "Vua đấu Cup" Juande Ramos. Với cú hat trick về nhì này khiến BLĐ Chelsea không hài lòng và đến ngày 24 tháng 5 năm 2008 HLV người Israel đã bị sa thải sau 8 tháng cầm quyền.
[sửa]Luiz Felipe Scolari (2008-2009)
Luiz Felipe Scolari chính thức làm HLV của Chelsea sau ngày 1 tháng 7 năm 2008. Thông báo này được đưa ra sau trận đấu giữa Bồ Đào Nha và Cộng hòa Séc trong khuôn khổ lượt thứ 2 vòng bảng Euro 2008 vào ngày 11 tháng 6 năm 2008. Mọi chuyện đều diễn ra tốt đẹp trong khoảng 3 tháng đầu tiên dưới bàn tay Felipe: Chelsea đều có những chiến thắng hủy diệt, tuy nhiên sau đó đội bóng thành London sa sút thảm hại, đặc biệt là thành tích yếu kém trong các cuộc đối đầu với nhóm top 4 (Chelsea chỉ hòa 1 và thua 4 trận trong 5 lần đối đầu). Kết quả dẫn đến việc HLV người Brazil bị Ban lãnh đạo Chelsea sa thải vào ngày 10 tháng 2 năm 2009.
[sửa]Guus Hiddink (2009)
Sau khi sa thải huấn luyện viên Scolari, ban lãnh đạo Chelsea chính thức bổ nhiệm Guus Hiddink làm huấn luyện viên trưởng. Hiddink vào thời điểm đó cũng đang đồng thời làm huấn luyện viên trưởng đội tuyển Nga. Dưới sự dẫn dắt của ông, Chelsea đã giành được FA Cup, vào đến tận bán kết Champions League và kết thúc Premier League ở vị trí thứ ba. Thành tích của Hiddink tại Chelsea còn là một chuỗi các trận thắng tại đấu trường trong nước và Châu Âu, chỉ có 2 trận hòa và 1 trận thua trong khoảng 4 tháng dẫn dắt đội bóng thành London. Tuy nhiên, Hiddink đã từ chối tiếp tục dẫn dắt Chelsea và sẽ quay lại đội tuyển Nga sau khi mùa bóng kết thúc. Sau khi có trận đấu cuối cùng với Chelsea là trận chung kết FA Cup gặp Everton tại sân Wembley, nơi Chelsea thắng 2-1,[1] Hiddink đã có cuộc chia tay đầy ý nghĩa. Hai ngày sau trận đấu này, vị trí của ông được thay thế bởi huấn luyện viên người Italia Carlo Ancelotti[2] còn Hiddink cũng đồng ý làm cố vấn kĩ thuật cho Chelsea.[3]
[sửa]Carlo Ancelotti (2009-2011)
Ông đến với Chelsea vào năm 2009 sau khi rời câu lạc bộ AC Milan. Dưới sự dẫn dắt của ông, Chelsea ngay đầu tiên đã giành được Siêu cúp nước Anh, quan trọng hơn là giành đuợc một cú đúp mùa giải 2009-2010 đó là Premier League và FA Cup và lập được kỷ lục đội bóng ghi bàn nhiều nhất (103 bàn thắng) tại giải ngoại hạng Anh kể từ khi đổi tên dù mùa giải đó Chelsea chỉ vào được tới vòng 1/16 Champion League
Mùa giải 2010-2011, đây là mùa giải trắng tay dưới sự chỉ đạo của Ancelotti. Đầu tiên Chelsea đã để thua Manchester United trong trận chung kết Siêu cúp nước Anh. Tại Premier League, Carlo Ancelotti cũng chỉ có thể giúp Chelsea về nhì và chỉ vào được tới tứ kết Champion League. Kết quả là sau khi kết thúc trận đấu cuối cùng của giải Premier League, huấn luyện viên người Italia đã bị sa thải sau 2 năm gắn bó với Chelsea.
[sửa]Villas-Boas (2011-2012)
Chelsea đã chi ra 13,3 triệu bảng đều giải phóng cho chiến lược gia Bồ Đào Nha - André Villas-Boas khỏi ràng buộc hợp đồng với Porto. Đây được xem là kỷ lục trong thế giới bóng đá. Giai đoạn đầu có thể nói là rất suôn sẻ với CLB nhưng chỉ kể từ nửa cuối mùa giải trở đi, Chelsea đã thể hiện một phong độ bất ổn và những bất đồng giữa 1 số cầu thủ và HLV. Cuối cùng, vị HLV người Bồ Đào Nha chính thức bị sa thải vào ngày 4/3/2012 (sau 8 tháng cầm quyền. Tổng số tiền mà chủ tịch Roman Abramovich đã bỏ ra để mang André Villas-Boas về lẫn tiền giải phóng hợp đồng lên tới hơn 50 triệu bảng.[4]
[sửa]Roberto Di Matteo (2012-nay)


Chelsea lần đầu tiên đăng quang tại Champions League năm 2012
Sau khi Villas-Boas rời Chelsea, trợ lý HLV Roberto Di Matteo lên nắm quyền HLV tạm thời. Chỉ trong 3 tháng ông đã giúp Chelsea hồi sinh mạnh mẽ bằng những chiếc thắng vang dội. Chelsea giành được FA Cup sau khi đánh bại Liverpool và bất ngờ lớn nhất là giành chức vô địch UEFA Champions League sau khi đánh bại Bayern Munich trên chấm phạt đền may rủi ngay tại sân Allianz Arena của Bayern Munich giúp Chelsea dưới sự chỉ đạo của Di Matteo lần đầu tiên đăng quang tại giải đấu này, chức vô địch này cũng đã giúp giấc mơ vô địch châu Âu của ông Abramovich trở thành hiện thực. Như vậy ông đã giúp Chelsea giành được cú đúp tại giải đấu năm nay. Sau khi giành chức vô địch, Terry, Lampard và tất cả mọi người đều kêu gọi ông Abramovich cho Di Matteo trở thành HLV chính thức.
13/6/2012 - Ông chính thức lên làm HLV trưởng của Chelsea với bản hợp đồng 2 năm.
[sửa]Màu sắc và biểu tượng

[sửa]Biểu tượng

Biểu tượng Chelsea, 1952–1953



Biểu tượng Chelsea, 2005–nay,
biểu tượng đánh dấu CLB tròn 100 năm kể từ khi thành lập

https://diendan8c.forumvi.com

6Ủg hộ TheBlues Empty The Blue Fri Jun 22, 2012 9:32 am

Admin

Admin
Lớp trưởng
Lớp trưởng

Thống kê
Cầu thủ có số lần khoác áo CLB nhiều nhất: Ron Harris với 795 trận
Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất cho CLB: Bobby Tambling (202 bàn/ 370 trận)
Số trận thắng trong 1 mùa giải: 29
Kỷ lục điểm số cao nhất trong 1 mùa giải ngoại hạng Anh: 95
Kỷ lục số bàn thắng cao nhất trong giải bóng đá ngoại hạng Anh (kể từ khi đổi tên):103 bàn thắng (mùa giải 2009-2010)
Kỷ lục số bàn thua ít nhất trong 1 mùa giải: 15
Chuỗi trận bất bại trên sân nhà: 86
Chuỗi trận liên tiếp không bị thủng lưới: 10
Trận thắng đậm nhất: 21-0 (đá với Jeunesse Hautcharage trận vòng 1 Cúp các câu lạc bộ đoạt cúp bóng đá quốc gia châu Âu năm 1971-1972)
Đội cuối cùng giành cúp FA trên sân Wembley cũ (2000), đồng thời cũng là đội đầu tiên đoạt được cúp này trên sân Wembley mới (2007).
[sửa]Kỉ lục bất bại trên sân nhà
Đây có thể coi là kỉ lục đáng tự hào nhất của Chelsea. Kỉ lục kéo dài suốt 86 trận (chỉ tính riêng trong giải Premier League) trong khoảng thời gian 4 năm và 8 tháng (tổng cộng 1709 ngày). Trong khoảng thời gian đó, Chelsea thi đấu khá tốt và không để thua một trận nào trên sân nhà Stamford Bridge.
Kỉ lục bắt đầu được tính sau trận thua 1-2 của Chelsea trước Asenal vào ngày 21 tháng 02 năm 2004 với các bàn thắng của Eidur Gudjohnsen (giây thứ 27) bên phía Chelsea, Patrick Vieira (15') và Edu (21') bên phía Asenal. Rất lâu sau đó, đến ngày 26 tháng 10 năm 2008 mới có một đội bóng có thể hạ gục Chelsea sân nhà của The Blue, đó là Liverpool với tỉ số 0-1. Bàn thắng duy nhất của trận đấu này là của Xabi Alonso, được ghi ở phút thứ 10 của trận đấu. Aloso đã sút bóng bằng chân trái từ ngoài vòng cấm địa, bóng đi không hiểm nhưng lại đập vào người của hậu vệ Jose Bosingwa bên phía Chelsea khiến bóng đổi hướng, đi thẳng vào khung thành trong khi thủ môn Petr Cech đã đổ người sang bên phải. Bàn thắng có phần may mắn đó đã chấm dứt kỉ lục đáng tự hào 86 trận bất bại trên sân nhà của Chelsea. Cho đến nay, ở Premier League, vẫn chưa có một đội bóng nào có thể xô đổ được kỉ lục đó.
[sửa]Thành tích

[sửa]Trong nước
Giải vô địch quốc gia: 4
1955, 2005, 2006, 2010
Giải Hạng Nhất Anh: 2
1984, 1989
Cúp FA: 7
1970, 1997, 2000, 2007, 2009, 2010, 2012
Cúp Liên đoàn: 4
1965, 1998, 2005, 2007
Siêu cúp bóng đá Anh: 4
1955, 2000, 2005, 2009
Full Members Cup: 2
1986, 1990
[sửa]Châu Âu
UEFA Champions League
Vô địch (1): 2011–12
UEFA Cup Winners' Cup
Vô địch (2): 1970–71, 1997–98
Siêu cúp châu Âu
Vô địch (1): 1998
[sửa]Đội hình

[sửa]Đội hình hiện tại
Tính đến ngày 21 tháng 5 năm 2012[5]
Số áo Vị trí Tên cầu thủ
1 TM Petr Cech
2 HV Branislav Ivanovic
3 HV Ashley Cole
4 HV David Luiz
5 TV Michael Essien
6 TV Oriol Romeu
7 TV Ramires
8 TV Frank Lampard (Đội phó)
9 TĐ Fernando Torres
10 TV Juan Mata
12 TV John Obi Mikel
15 TV Florent Malouda
16 TV Raul Meireles
17 HV José Bosingwa
18 TĐ Romelu Lukaku
Số áo Vị trí Tên cầu thủ
19 HV Paulo Ferreira
20 TV Josh McEachran
21 TĐ Salomon Kalou
22 TM Ross Turnbull
23 TĐ Daniel Sturridge
24 HV Gary Cahill
26 HV John Terry (Đội trưởng)
27 HV Sam Hutchinson
30 TV Yossi Benayoun
34 HV Ryan Bertrand
40 TM Henrique Hilário
- TV Marko Marin
- TĐ Eden Hazard
- TV Kevin De Bruyne
[sửa]Đội dự bị (Đội trẻ)
Tính đến ngày 8 tháng 9 năm 2011[6]
Số áo Vị trí Tên cầu thủ
27 HV Sam Hutchinson
35 TĐ Lucas Piazón
45 HV Nathaniel Chalobah
47 HV Billy Clifford
48 TV Conor Clifford
49 HV Aziz Deen-Conteh
51 TV Rohan Ince
Số áo Vị trí Tên cầu thủ
52 TV Jacob Mellis
53 TĐ Marko Mitrović
56 TV George Saville
58 HV Daniel Pappoe
- TĐ Patrick Bamford
- TĐ Adam Phillip
[sửa]Đội học viện
Tính đến ngày 8 tháng 9 năm 2011[7]
Số áo Vị trí Tên cầu thủ
46 TM Jamal Blackman
54 HV Todd Kane
55 TV James Ashton
57 HV Archange Nkumu
- TM Mitchell Beeney
- HV Nathan Aké
- HV Samuel Bangura
- HV Alex Davey
- HV Alastair Gordon
- HV Adam Nditi
- HV Nortei Nortey
- TV Amin Affane
Số áo Vị trí Tên cầu thủ
- TV Lewis Baker
- TV Ruben Loftus-Cheek
- TV Reece Loudon
- TV Anjur Osmanović
- TV Danny Stenning
- TV John Swift
- TV Bertrand Traoré
- TĐ Islam Feruz
- TĐ Walter Figueira
- TĐ Alex Kiwomya
- TĐ Dominik Mašek
- TĐ Ismail Seremba
[sửa]Các cầu thủ cho mượn
Số áo Vị trí Tên cầu thủ
38 HV Patrick van Aanholt (cho mượn tới Vitesse)
43 HV Jeffrey Bruma (cho mượn tới Hamburg SV)
44 TĐ Gaël Kakuta (cho mượn tới Dijon)
- TM Thibaut Courtois (cho mượn tới Atlético Madrid)
Số áo Vị trí Tên cầu thủ
- TV Ulises Dávila (cho mượn tới Vitesse)
- TM Matej Delač (cho mượn tới Dynamo České Budějovice)
- HV Ben Gordon (cho mượn tới Kilmarnock)
- HV Tomáš Kalas (cho mượn tới Vitesse)
[sửa]Ban huấn luyện

Tính đến ngày 4 tháng 3 năm 2012
Tên Công việc
Roberto Di Matteo HLV trưởng
Eddie Newton Trợ lý HLV đội một
Steve Holland Trợ lý HLV đội một
(chưa có) Giám đốc kỹ thuật
Christophe Lollichon HLV thủ môn
Chris Jones Trợ lý HLV thể lực đội một
Mick McGiven Tuyển trạch viên do thám cấp cao
Bác sĩ Paco Biosca Giám đốc y khoa
Bác sĩ Eva Carneiro Bác sĩ đội 1
Dermot Drummy HLV đội dự bị
Adrian Viveash HLV đội trẻ
Neil Bath HLV đội học viện
James Melbourne Nhà phân tích
[sửa]Cá nhân

[sửa]Các đời huấn luyện viên trưởng

Các huấn luyện viên trưởng của Chelsea
1905-1906: John Robertson
1906-1907: William Lewis
1907-1933: David Calderhead
1933-1939: Leslie Knighton
1939-1952: Billy Birrell
1952-1961: Ted Drake
1961-1967: Tommy Docherty
1967-1974: Dave Sexton
1974-1975: Ron Suart
1975-1977: Eddie McCreadie
1977-1978: Ken Shellito
1978-1979: Danny Blanchflower
1979-1981: Geoff Hurst
1981-1981: Bobby Gould
1981-1985: John Neal
1985-1988: John Hollins
1988-1991: Bobby Campbell
1991-1993: Ian Porterfield
1993-1993: David Webb
1993-1996: Glenn Hoddle
1996-1998: Ruud Gullit
1998-2000: Gianluca Vialli
2000-2000: Graham Rix (tạm quyền)
2000-2004: Claudio Ranieri
2004-2007: José Mourinho
2007-2008: Avram Grant (tạm quyền)
2008-2009: Luiz Felipe Scolari
2009-2009: Ray Wilkins (tạm quyền)
2009-2009: Guus Hiddink
2009-2011: Carlo Ancelotti
2011-2012: André Villas-Boas
2012->nay: Roberto Di Matteo
[sửa]Cầu thủ xuất sắc nhất trong năm (1967-nay)

Cầu thủ Chelsea xuất sắc nhất năm
1967 Peter Bonetti
1968 Charlie Cooke
1969 David Webb
1970 John Hollins
1971 John Hollins
1972 David Webb
1973 Peter Osgood
1974 Gary Locke
1975 Charlie Cooke
1976 Ray Wilkins
1977 Ray Wilkins
1978 Micky Droy
1979 Tommy Langley
1980 Clive Walker
1981 Petar Borota
1982 Mike Fillery
1983 Joey Jones
1984 Pat Nevin
1985 David Speedie
1986 Eddie Niedzwiecki
1987 Pat Nevin
1988 Tony Dorigo
1989 Graham Roberts
1990 Ken Monkou
1991 Andy Townsend
1992 Paul Elliott
1993 Frank Sinclair
1994 Steve Clarke
1995 Erland Johnsen
1996 Ruud Gullit
1997 Mark Hughes
1998 Dennis Wise
1999 Gianfranco Zola
2000 Dennis Wise
2001 John Terry
2002 Carlo Cudicini
2003 Gianfranco Zola
2004 Frank Lampard
2005 Frank Lampard
2006 John Terry
2007 Michael Essien
2008 Joe Cole
2009 Frank Lampard
2010 Didier Drogba
2011 Petr Čech
2012 Juan Mata
[sửa]Thành tựu các HLV giành cho đội bóng
Huấn luyện viên Năm tại vị Các cúp giành được
Ted Drake 1952–1961 Premier League, Charity Shield
Tommy Docherty 1962–1967 League Cup
Dave Sexton 1967–1974 FA Cup, UEFA Cup Winners' Cup
John Neal 1981–1985 Hạng nhì Anh (hạng nhất bây giờ)
John Hollins 1985–1988 Full Members Cup
Bobby Campbell 1988–1991 Hạng nhì Anh (hạng nhất bây giờ), Full Members Cup
Ruud Gullit 1996–1998 FA Cup
Gianluca Vialli 1998–2000 FA Cup, League Cup, Charity Shield, UEFA Cup Winners' Cup, UEFA Super Cup
José Mourinho 2004–2007 2 Premier Leagues, 2 League Cups, FA Cup, Community Shield
Guus Hiddink 2009 FA Cup
Carlo Ancelotti 2009–2011 Premier League, FA Cup, Community Shield
Roberto Di Matteo 2012–nay FA Cup, UEFA Champions League
[sửa]Tài trợ

[sửa]Nhà tài trợ chính các năm
1905-1982: (Chưa có)
1983-1984: Gulf Air
1984-1986: (Không có tài trợ)
1986-1987: Grange Farms, Bai Lin Tea, SIMOD
1987-1993: Commodore
1993-1994: Amiga
1994-1997: Coors
1997-2001: Autoglass
2001-2005: Fly Emirates
2005-2008: Samsung (mobile)
2008- nay: Samsung
[sửa]Nhà tài trợ trang phục các năm
1905-1972: (Chưa có)
1973-1981: Umbro
1981-1986: Le Coq Sportif
1986-1987: The Chelsea Collection
1987-2006: Umbro
2006- nay: adidas
[sửa]Ghi chú

https://diendan8c.forumvi.com

7Ủg hộ TheBlues Empty arshenal vô đối Tue Jul 17, 2012 9:32 pm

chuyendanhga1999

chuyendanhga1999
Đang hoà nhập lớp
Đang hoà nhập lớp

Câu lạc bộ bóng đá Arsenal (tiếng Anh: Arsenal Football Club, còn được gọi là The Arsenal hay The Gunners) là một trong những đội bóng thành công nhất trong lịch sử bóng đá Anh và có trụ sở ở phía bắc thủ đô Luân Đôn. Đội có lịch sử từ lâu đời và có nhiều cổ động viên trên toàn thế giới.

Arsenal ra đời năm 1886 tại Woolwich, đông nam London và là câu lạc bộ đầu tiên của vùng đông nam nước Anh tham dự giải hạng nhất vào 1893.Năm 1913, câu lạc bộ chuyển lên phía Bắc, lấy Highbury làm sân nhà. Họ giành được những danh hiệu lớn đầu tiên vào những năm 1930 với 5 chức vô địch quốc gia và 2 cúp FA. Sau một thời gian sa sút, Arsenal đã trở trở lại với cú đúp vô địch Quốc gia và cúp FA vào mùa bóng 1970-1971 đồng thời là câu lạc bộ thứ hai trong lịch sử bóng đá Anh đạt được thành tích này. Sau đó, phải đến thời của huấn luyện viên Arsene Wenger , Arsenal mới thực sự trở lại với vị thế của một đại gia của bóng đá Anh và Châu Âu với hai cú đúp nữa vào năm 1998 và 2002, thành tích vô địch giải bóng đá ngoại hạng Anh mùa 2003-2004 mà không thua một trận nào và gần đây nhất là việc trở thành đội bóng đầu tiên của thủ đô London lọt vào một trận chung kết Champions League. Arsenal là câu lạc bộ có rất nhiều trận Derby như Derby nước Anh với Manchester United, các trận Derby London và đặc biệt là trận Derby Bắc London với Tottenham Hotspur. Năm 2006, câu lạc bộ đã chuyển đến ngôi nhà mới, sân vận động Emirates tại Ashburton Grove, Holloway, cách sân Highbury không xa. Đội nữ Arsenal cũng là một đội bóng thành công trong lịch sử bóng đá nữ nước Anh.

chuyendanhga1999

chuyendanhga1999
Đang hoà nhập lớp
Đang hoà nhập lớp

Lịch sử

Năm 1886, một nhóm công nhân của Royal Arsenal, nhà máy sản xuất đạn dược lớn tại Woolwich đã thành lập ra một đội bóng đá lấy tên là Dial Square[2]. Những sáng lập viên chính là David Danskin, Jack Humble, Fred Beardsley và Morris Bates. Eastern Wanderers được chọn làm đối thủ thử sức đầu tiên. Trận đấu diễn ra vào ngày 11 tháng 12 năm 1896 tại Millwall, trên một mảnh đất nhỏ, kết thúc với tỉ số 6-0 đậm đà nghiêng về Dial Square với Danskin làm đội trưởng.

Ngày 24 tháng 12 năm 1886, Dial Square được đổi tên là Royal Arsenal. Câu lạc bộ Nottingham Forest F.C. tài trợ cho đội những bộ đồng phục thi đấu đầu tiên, Plumstead Common được chọn làm sân nhà (năm 1888 chuyển sang sân Manor Field). Năm 1891, Royal Arsenal trở thành câu lạc bộ chuyên nghiệp và đổi tên thành Woolwich Arsenal vào năm 1893. Cùng năm này, Woolwich Arsenal gia nhập giải chuyên nghiệp Football League, bắt đầu ở Giải hạng hai, thăng hạng nhất lần đầu năm 1904 dưới quyền huấn luyện viên Harry Bradshaw.

Năm 1910, công ty sở hữu câu lạc bộ lâm vào khó khăn và phá sản, nhưng đó cũng là lúc Henry Norris đến với câu lạc bộ. Người đàn ông nhiều tham vọng này đã đánh dấu những bước ngoặt lớn trong lịch sử, điển hình là việc vượt sông Thames lên phía Bắc, lấy Highbury làm sân nhà vào năm 1913, chính thức lấy tên câu lạc bộ là Arsenal. Năm 1919, cũng nhờ những ảnh hưởng và công vận động của ông, Arsenal được thăng lên hạng nhất dù chỉ đứng thứ 5 tại Giải hạng hai. Đây là sự khởi đầu cho mối mâu thuẫn truyền kiếp giữa Arsenal và người hàng xóm Tottenham Hotspur. Và kể từ khi được chơi ở giải đấu cao nhất của nước Anh, Arsenal là đội duy nhất chưa từng phải xuống chơi ở các giải đấu thấp hơn, tổng cộng Arsenal đã có 85 lần góp mặt ở đấu trường số 1 nước Anh (đã trừ khoảng thới gian bóng đá Anh bị gián đoạn do Chiến tranh Thế giới thứ Hai).

Năm 1925, Arsenal bước vào một kỷ nguyên vàng son với sự xuất hiện của huấn luyện viên huyền thoại Herbert Chapman. Tên tuổi ông lúc đó chẳng hề xa lạ, dưới sự dẫn dắt của ông, đội bóng Huddersfield Town đã có trong tay cúp FA năm 1922 và hai chiến thắng tại giải quốc gia (1923-24 và 1924-25). Những thay đổi mang tính cách mạng của ông về chiến thuật, phương pháp huấn luyện cũng như việc ký hợp đồng với những tài năng lớn Cliff Bastin, Alex James... đã liên tiếp mang chiến thắng đến với sân Highbury. Từ năm 1930 đến năm 1938, Arsenal đã 5 lần vô địch quốc gia và đoạt 2 cup FA. Tuy nhiên Chapman không được chứng kiến tất cả những thành tích đó, ông mất vì chứng viêm phổi năm 1934. Bóng đá thế giới mãi mãi ghi nhận ông như một huyền thoại, với những phát minh lịch sử: hệ thống chiến thuật 3-3-4, số áo cầu thủ, ý tưởng về cup C1 châu Âu... Cũng nhờ ông, năm 1932, nhà ga xe điện ngầm Gillespie Road được đổi tên thành Arsenal, đó là trường hợp duy nhất một câu lạc bộ có nhà ga mang tên mình! Herbert Chapman được bầu chọn là huấn luyện viên vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá Anh Quốc.

Thế chiến thứ hai đã làm gián đoạn những năm tháng quan trọng nhất trong sự nghiệp cầu thủ của nhiều tài năng Arsenal đang ở đỉnh cao phong độ như Ted Drake, Cliff Bastin... Sau chiến tranh, huấn luyện viên Tom Whittaker đưa Arsenal đoạt 2 chức vô địch quốc gia mùa giải 1947–48, 1952–53, và một cup FA mùa giải 1949–50, nhưng sau đó câu lạc bộ chìm vào một thời gian dài suy thoái.

Suốt 17 năm từ 1953, phòng truyền thống của Arsenal không được đón thêm một danh hiệu nào. Đến tận năm 1966, khi huấn luyện viên Bertie Mee được bổ nhiệm, quá trình hồi sinh mới bắt đầu. 10 năm tại vị, huấn luyện viên xuất thân từ một nhà vật lý trị liệu này đã dẫn dắt Arsenal đến danh hiệu châu Âu đầu tiên, đó là Inter Cities Fairs Cup, tức cup UEFA ngày nay vào năm 1970, tiếp đó là cú đúp lịch sử: vô địch quốc gia và đoạt cup FA trong mùa bóng 1970-71. Cú đúp này cũng đánh dấu sự trưởng thành của một lứa cầu thủ trẻ kiệt xuất, về sau được gọi là thế hệ vàng của thập niên 1970: Charlie George, Frank McLintock, George Graham, Bob Wilson, George Amstrong...

Sau thành công đỉnh điểm đó lại là một giai đoạn nhạt nhòa, Arsenal bị thua trong nhiều trận chung kết và không có thêm danh hiệu từ năm 1972 đến 1978. Bertie Mee từ chức năm 1976, lên thay ông là huấn luyện viên Terry Neill. Ông cùng Arsenal đoạt được một chức vô địch FA sau trận chung kết kịch tính thắng Manchester United 3-2 năm 1979, nhưng không thể tiếp nối vinh quang trong những năm đầu thập niên 1980.

Sự trở lại của cựu cầu thủ George Graham trên cương vị huấn luyện viên vào năm 1986 đã đem đến giai đoạn phục hưng thứ ba cho câu lạc bộ. Arsenal đoạt Cup liên đoàn bóng đá Anh ngay mùa giải 1986-87. Mùa giải 1988-89, họ lại có dịp ăn mừng với ngôi vị quán quân Giải vô địch quốc gia, giành được ở những phút cuối trong trận đấu nghẹt thở với Liverpool F.C.. Arsenal lặp lại thành tích đó vào mùa bóng 1990-91 với duy nhất một trận thua. Dưới sự dẫn dắt của Georghe Graham, Arsenal có lối chơi phòng ngự cực kì vững chắc với bộ tứ vệ: Nigel Winterburn, Steve Bould, Tony Adams, Lee Dixon và chàng thủ môn mới đến từ Queens Park Rangers F.C., David Seaman. Chưa dừng lại ở đó, mùa bóng 1992-93, Arsenal chiến thắng ở cả League Cup và FA Cup (thắng Sheffield Wednesday 2-1, bàn thắng quyết định đến vào những phút hiệp phụ bởi Andy Linighan). Cú đúp đó cùng lần xuất hiện thứ 12 trong trận chung kết FA là hai trong số rất nhiều kỉ lục mà câu lạc bộ đã tạo ra ở giai đoạn này. Họ hoàn thành bộ sưu tập danh hiệu với chiếc cup thứ 2 trên đấu trường châu Âu: cup C2, vào năm 1994, thắng Parma F.C. trong trận chung kết với bàn thắng duy nhất của Alan Martin Smith.

Dù cùng câu lạc bộ có được nhiều danh hiệu lớn, George Graham đã có cuộc chia tay không vui vẻ khi phải ra đi năm 1995 do dính vào một số bê bối trong chuyển nhượng cầu thủ. Ba huấn luyện viên kế tiếp ông trong thời gian ngắn đã không thể tiếp tục đem đến vinh quang cho đội chủ sân Highbury.

Cuối năm 1996, ban lãnh đạo Arsenal quyết định ký hợp đồng với huấn luyện viên nước ngoài đầu tiên trong lịch sử câu lạc bộ: Arsene Wenger. Dưới bàn tay của người giáo sư Pháp, Arsenal có được sự hồi sinh rực rỡ. Những thay đổi táo bạo trong chiến thuật, cách huấn luyện, chuyển nhượng của ông, giống như Herbert Chapman khi xưa, đã tạo ra một Arsenal thật sự khác biệt. Không chỉ là một trong những câu lạc bộ có lối chơi quyến rũ nhất thế giới, Arsenal còn nhanh chóng có được những danh hiệu ấn tượng: cú đúp vô địch quốc gia và cup FA mùa giải 1997-98 và 2001-02, đoạt cup FA năm 2003, 2005. Đặc biệt là vô địch quốc gia mùa giải 2003-04 với toàn bộ 38 trận bất bại, một phần trong chuỗi 49 trận bất bại kỷ lục của bóng đá Anh. Gắn với những thành công này là một thế hệ cầu thủ siêu sao do Arsene Wenger phát hiện, đào tạo và dẫn dắt, những người đã tạo nên phong cách vô cùng độc đáo cho Arsenal: Dennis Bergkamp, Patrick Vieira, Nicolas Anelka, Marc Overmars, Thierry Henry... Họ đã lọt vào hai trận chung kết trên đấu trường châu lục, cup UEFA năm 2000 và cup C1 năm 2006 nhưng đều không có được thắng lợi.

Công cuộc trẻ hóa mà Arsene Wenger đang tiến hành tại Arsenal vẫn tiếp tục mang đến những tên tuổi mới đầy tiềm năng: Cesc Fabregas, Abou Diaby, Emmanuel Eboue... Tuy nhiên trong 6 năm gần đây (từ 2005) họ không có danh hiệu đáng kể nào, trừ cúp FA năm 2005.

[sửa] Huy hiệu





Crest đầu tiên của Arsenal được sử dụng vào năm 1888




Bản Crest được sủ dụng từ năm 1949 tới năm 2002
Vào năm 1888, chỉ sau hai năm thành lập câu lạc bộ, Arsenal khi đó với cái tên là Royal Arsenal đã chọn cho mình crest (huy hiệu, logo) đầu tiên, dựa vào chiếc crest của vùng Woolwich. Chiếc crest này gồm 3 cột tượng trưng cho những khẩu pháo thần công. Ý nghĩa của những khẩu pháo bắt nguồn từ lịch sử quân sự của vùng ngoại vi Woolwich. Royal Arsenal, Royal Artillery Regiment và một vài bệnh viện quân sự khác – hiện vẫn còn nằm rải rác – xuất hiện khắp vùng.

Trong những năm tháng đầu tiên crest không phải là một phần quan trọng biểu trưng cho câu lạc bộ như ngày nay. Đồ thi đấu vẫn còn khá đơn giản trừ khi thi đấu trong một trận đấu quan trọng như trận chung kết FA Cup chẳng hạn và crest thường được dành cho những chương trình trận đấu chính thức hay trong những cuốn tài liệu.

Câu lạc bộ chuyển tới sân Highbury vào năm 1913 và sau đó đổi tên thành Arsenal, Thế chiến thứ nhất đã ảnh hưởng tới bóng đá trong bốn mùa giải và mùa giải 1919/20 bóng đá mới bắt đầu lại, mất một thời gian để ổn định.

Trong suốt thời gian này không có crest theo đúng nghĩa nhưng vào trận đấu đầu tiên của mùa giải 1922/23 khi các chàng pháo thủ gặp Burnley, một crest mới của câu lạc bộ đã được công bố – đó là một khẩu thần công trông rất khí thế và trở thành niềm tự hào của Royal Arsenal.

Những khẩu pháo thần công thẳng đứng đã được thay thế bằng thiết kế mới – một khẩu thần công chĩa về phía đông. Đầu mùa giải 1925/26 The Gunners đã đổi crest thành hình khẩu pháo nhỏ hơn, chỉ về phía Tây với dòng chữ khắc "The Gunners" bên cạnh.

Crest khẩu pháo này vẫn xuất hiện trong những trận đấu của Arsenal và trong các tạp chí xuất bản trong 17 mùa giải. Nó thay đổi không đáng kể theo thời gian và cuối cùng dòng chữ đã biến mất nhưng mặc dù đã bị crest với dòng chữ Victoria Concordia Crescit "chiếm" mất vào năm 1949, nó vẫn còn là biểu tượng cơ bản của câu lạc bộ từ đó tới nay, là nét đặc trưng trên các sản phẩm hàng hóa và không thay đổi cho tới tận bây giờ.

Crest VCC, một thay thế mới đã là biểu tượng cho Arsenal kể từ khi xuất hiện lần đầu tiên trong một tờ tạp chí bóng đá mùa giải 1949/50. Trong trận đấu cuối cùng của mùa giải 1947/48 – mùa giải mà Arsenal đã vô địch, Harry Homer, biên tập viên chương trình của ngày hôm đó đã viết:
"... tâm trí tôi cứ mải mê tìm kiếm một lời trích dẫn hợp lý để khép lại một mùa giải tuyệt vời với Tom Whittaker, Joe Mercer tất cả những ai có liên quan tới The Gunners. Vậy thì sao chúng ta không dùng tiếng Latin nhỉ? Victoria Concordia Crescit. Dịch ra có nghĩa là: Chiến thắng đến từ sự hài hoà (Victory grows out of harmony).
Hai mùa giải sau đó Arsenal đã công bố crest mới với châm ngôn tiếng Latin ấy.

Trong vòng 53 năm crest này hầu như không hề bị thay đổi mặc dù đầu mùa giải 2001/02 nó đã được thu gọn một phần. Vào năm 2002 câu lạc bộ cho ra mắt một crest mới vì hai lí do.

Thứ nhất là vì chiếc crest VCC kết hợp quá nhiều yếu tố riêng do đó đội bóng khó sao chép vì vấn đề bản quyền.

Thứ hai, đó là một trong những mục tiêu đầu tiên của đội bóng – nắm lấy tương lai và tiến về phía trước. Với một sân vận động mới sắp tới và những thách thức để đạt được những danh hiệu trong nước và ở châu Âu, đội bóng tin rằng đây là thời gian lý tưởng để đưa ra một crest mới.

9Ủg hộ TheBlues Empty The Blues Wed Jul 18, 2012 5:55 pm

Admin

Admin
Lớp trưởng
Lớp trưởng

Vãi ler nhỉ thế cuxg biết cơ đấy Shocked

https://diendan8c.forumvi.com

10Ủg hộ TheBlues Empty The Blues Wed Jul 18, 2012 5:57 pm

Admin

Admin
Lớp trưởng
Lớp trưởng

Anh trừ hết diểm của chuyendanhga1999 do có hành vi nhạo bám đội bóng của Admin
Twisted Evil Twisted Evil Twisted Evil Twisted Evil

https://diendan8c.forumvi.com

11Ủg hộ TheBlues Empty The Blues Mon Jul 23, 2012 4:41 pm

Admin

Admin
Lớp trưởng
Lớp trưởng

chuyendanhga1999 đã viết:Câu lạc bộ bóng đá Arsenal (tiếng Anh: Arsenal Football Club, còn được gọi là The Arsenal hay The Gunners) là một trong những đội bóng thành công nhất trong lịch sử bóng đá Anh và có trụ sở ở phía bắc thủ đô Luân Đôn. Đội có lịch sử từ lâu đời và có nhiều cổ động viên trên toàn thế giới.

Arsenal ra đời năm 1886 tại Woolwich, đông nam London và là câu lạc bộ đầu tiên của vùng đông nam nước Anh tham dự giải hạng nhất vào 1893.Năm 1913, câu lạc bộ chuyển lên phía Bắc, lấy Highbury làm sân nhà. Họ giành được những danh hiệu lớn đầu tiên vào những năm 1930 với 5 chức vô địch quốc gia và 2 cúp FA. Sau một thời gian sa sút, Arsenal đã trở trở lại với cú đúp vô địch Quốc gia và cúp FA vào mùa bóng 1970-1971 đồng thời là câu lạc bộ thứ hai trong lịch sử bóng đá Anh đạt được thành tích này. Sau đó, phải đến thời của huấn luyện viên Arsene Wenger , Arsenal mới thực sự trở lại với vị thế của một đại gia của bóng đá Anh và Châu Âu với hai cú đúp nữa vào năm 1998 và 2002, thành tích vô địch giải bóng đá ngoại hạng Anh mùa 2003-2004 mà không thua một trận nào và gần đây nhất là việc trở thành đội bóng đầu tiên của thủ đô London lọt vào một trận chung kết Champions League. Arsenal là câu lạc bộ có rất nhiều trận Derby như Derby nước Anh với Manchester United, các trận Derby London và đặc biệt là trận Derby Bắc London với Tottenham Hotspur. Năm 2006, câu lạc bộ đã chuyển đến ngôi nhà mới, sân vận động Emirates tại Ashburton Grove, Holloway, cách sân Highbury không xa. Đội nữ Arsenal cũng là một đội bóng thành công trong lịch sử bóng đá nữ nước Anh.
vậy thì mời anh xem lại trong mùa giải 2013/20014 nha
hiện chelsea mới có 2 tân binh trong đội hình la hazad va marin và đã tỏa sáng ghi bàn trong trận giao hữu và có vẻ là nguy hiểm đấy.... trẻ hóa đội hình thì POWER*10 Twisted Evil

https://diendan8c.forumvi.com

12Ủg hộ TheBlues Empty Re: Ủg hộ TheBlues Thu Aug 02, 2012 10:07 am

chuyendanhga1999

chuyendanhga1999
Đang hoà nhập lớp
Đang hoà nhập lớp

Admin đã viết:Anh trừ hết diểm của chuyendanhga1999 do có hành vi nhạo bám đội bóng của Admin
Twisted Evil Twisted Evil Twisted Evil Twisted Evil

Chém gió

13Ủg hộ TheBlues Empty Re: Ủg hộ TheBlues Thu Aug 02, 2012 10:07 am

chuyendanhga1999

chuyendanhga1999
Đang hoà nhập lớp
Đang hoà nhập lớp

Admin đã viết:Vãi ler nhỉ thế cuxg biết cơ đấy Shocked

không phải khen Evil

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết